Kinh độ và vĩ độ hoàng đạo Kinh_độ

Kinh độvĩ độ hoàng đạo được định nghĩa cho các hành tinh, các ngôi sao và các thiên thể khác theo cách thức tương tự như các định nghĩa tương ứng của Trái Đất. Cực là đường vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo gần nhất với cực bắc của thiên thể. Vĩ độ hoàng đạo được đo từ 0° tới 90° bắc (+) hay nam (−) của mặt phẳng hoàng đạo. Kinh độ hoàng đạo được đo từ 0° tới 360° theo hướng đông (hướng mà Mặt Trời dường như là chuyển động tương đối với các ngôi sao) dọc theo đường hoàng đạo tính từ điểm xuân phân ở Bắc bán cầu. Điểm xuân phân tại một ngày tháng cụ thể nào đó là xuân phân cố định, chẳng hạn như xuân phân trong khung tham chiếu J2000.

Tuy nhiên, điểm xuân phân cũng di chuyển do nó là điểm giao của hai mặt phẳng, mà cả hai đều chuyển động. Mặt phẳng hoàng đạo tương đối tĩnh tại, dao động trong phạm vi đường tròn đường kính 4° tương đối với các ngôi sao cố định trong hàng triệu năm do ảnh hưởng của trường hấp dẫn của các hành tinh khác. Chuyển động lớn nhất là hồi chuyển tương đối nhanh của mặt phẳng xích đạo Trái Đất với cực của nó đi theo một vòng tròn đường kính 47° gây ra bởi Mặt Trăng. Điều này làm cho xuân phân tiến động theo hướng tây dọc theo hoàng đạo khoảng 50" mỗi năm. Chuyển động này của điểm xuân phân gọi là điểm phân của ngày. Kinh độ hoàng đạo tương đối so với điểm xuân phân chuyển động được sử dụng khi các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, hoặc các ngôi sao tại những ngày không phải ngày của xuân phân cố định là quan trọng, chẳng hạn trong các loại lịch, chiêm tinh học hay cơ học thiên thể. 'Sai sót' của lịch Julius hay lịch Gregory là luôn luôn tương đối với xuân phân chuyển động. Năm, tháng, ngày của lịch Trung Quốc tất cả đều phụ thuộc vào các kinh độ hoàng đạo của ngày của Mặt Trời và Mặt Trăng. Các đoạn hoàng đạo 30° được sử dụng trong chiêm tinh học cũng là tương đối so với xuân phân chuyển động. Cơ học thiên thể (ở đây chỉ hạn chế trong chuyển động của các thiên thể thuộc hệ Mặt Trời) sử dụng cả xuân phân cố định và xuân phân chuyển động. Đôi khi trong nghiên cứu các chu kỳ Milankovitch, mặt phẳng cố định của hệ Mặt Trời được thay thế bằng mặt phẳng hoàng đạo chuyển động. Kinh độ có thể đặt từ 0 tới 2 π {\displaystyle {\begin{matrix}2\pi \end{matrix}}} radian tại một trong hai trường hợp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_độ http://www.mobilgistix.com/Resources/GIS/Locations... http://www.tageo.com/ http://www.colorado.edu/geography/gcraft/notes/dat... http://www.cfa.harvard.edu/image_archive/2007/31/l... http://jan.ucc.nau.edu/~cvm/latlon_find_location.h... http://pubs.er.usgs.gov/usgspubs/pp/pp1395 http://myweb.polyu.edu.hk/~04329143d/Location.htm http://www.esa.int/SPECIALS/Mars_Express/SEM0VQV4Q... http://earth-info.nga.mil/GandG/publications/tr835... http://www.nga.mil/MSISiteContent/StaticFiles/Calc...